Học Gì Để Vừa Tốt Nghiệp Ra Trường Có Thể Tìm Việc Ở Úc?

Học ngành gì để vừa tốt nghiệp ra trường có thể tìm việc làm ở Úc?
Câu này mấy đứa em nhà chú và bác mình hỏi mình nhiều lắm. Ngẫm lại ngày xưa mình cũng không hiểu vì sao một đứa chất ngất như mình lại có thể tìm được việ ở úc trong cái lĩnh vực cạnh tranh khủng khiếp như marketing. Chắc do may mắn? Để mình nói bạn nghe nhé.
Ok học gì để tìm được việc ấy hả, như mấy cái trung tâm tư vấn lúc mình mới đi học thì họ bảo học kế toán đi, ngành này nhu cầu cao lắm, học xong cơ hội tìm được việc cao. Cũng đúng. Accounting ở úc thì quả thật là dễ kiếm thẻ xanh úc (PR nhé) NHƯNG – vâng, 1 chữ nhưng to đùng, ngành này có thể bị loại khỏi danh sách ngành nghề định cư (skilled list) bất cứ lúc nào.
Vì lý do này, có hàng ngành du học sinh quốc tế, phần lớn là mấy bạn trung quốc và ấn độ, tương lai sau này là du học sinh việt nam (agent ở Vn quảng cáo quá khủng khiếp) tốt nghiệp ngành này xong đi làm những công việc như bán hàng tại subway, cleaning. Tuy nhiên, mình cũng có cô bạn học Accounting, nó top 5% trong lớp, kỹ năng networking tốt và một chút may mắn, kiếm được job offer ngon lành.
Ok, hãy bỏ các ngành trong skilled list, lựa chọn nào cho bạn?
Mình đã khuyên mấy đứa em họ hàng của mình chọn học ngành chúng nó thích, và nếu bạn đang đọc bài này, bạn cũng nên làm thế. Học cái gì bạn thích HOẶC bạn giỏi, sau đó, làm mọi thứ, mình nhấn mạnh MỌI THỨ, MỌI “THỦ ĐOẠN” (mình không nói ngoa đâu, mình đã phải dành xuất hỗ trợ giáo viên trên trường để lấy kinh nghiệm và network với cô giáo bằng 1 số “thủ thuật”) để giúp bạn nâng cao cơ hội tìm việc. Cụ thể, đừng tốn thời gian đâm đầu vào mấy part time job with no hard skill sau khi bạn hết năm nhất. Ở năm đầu, bạn làm bất cứ việc làm thêm nào bạn muốn, từ năm 2, tự tin tìm các công việc chỉ nằm trong lĩnh vực của mình học thôi.
Không, hãy dừng ngay lại việc đốt tiền của phụ huynh theo cách đó!
Mình đã từng thấy rấttttttttt nhiều bạn du học sinh việt nam học ngành kế toán, y tá, dược – vì cái skilled list chứ ko phải sở thích. Học được mấy tháng đầu, người thì cảm thấy bế tắc vì ko thể theo nổi rồi đổi ngành. Người cố theo được thì trầy trật, học cho qua điểm số. Trong lớp học – khi sự cạnh tranh chỉ là vài chục – họ vô hình, thì khi tìm việc – mình nghĩ ko có khả quan gì. Sớm hay muộn, những người mình kể trên cũng bế tắc. Rất nhiều người có visa làm việc nhưng không phải với ngành mà học học. Rất nhiều trở về nước, bắt đầu lại từ đầu, và lúc này, học lại bắt đầu từ cái họ thích.
Bạn thực sữ nghĩ rằng nên vứt tiền qua của sổ với 4 năm trong cuộc đời – ở 1 nước xa hôi – để theo đuổi 1 tờ giấy (bằng) chứng nhận 1 ngành học mà bạn không tự hào về nó? Nếu câu trả lời là nên, vì bạn có những vấn đề cá nhân và thực sự cần ở lại Aus bất kể giá nào, ok, chọn đại 1 ngành trong Skilled List và xem triển vọng của nó (doanh nghiệp họ cần gì ở ngành bạn chọn). Bạn có sẵn sàng làm công việc tay chân ko vậy? mình ko muốn tỏ mỉa mai đâu. Mình đã khuyên mấy đứa em của mình tìm hiểu thêm về các trường nghề, nó thực tế hơn là cứ đâm đầu vào đại học.
Vậy!
- Tự hỏi mình khả năng tiếng anh của mình thế nào? bạn có thể nói chuyện solo với mấy đứa trẻ con và biến chúng thành trò cười với ngữ pháp hoàn hảo và vốn từ vựng rộng khắp của mình không? (không phải loại tiếng anh lóng “g’day, mate!” nhé).
- Bạn có thể viết một bản CV để có thể “bán mình” được không?
- Bạn có thể thuyết phục người khác làm những điều mình muốn không?
- Bạn có thể làm cho bạn thân trở nên siêu ấn tượng thậm chí đám bạn của bạn còn phải shock không?
- Bạn có chấp nhận ra khỏi vùng an toàn của mình không?
Nếu có thì chọn học đại học, ngành thì chọn luật, quảng cáo, giáo dục, xã hội… gì cũng được. Điểm mấu chốt là bạn PHẢI thực sự good đến mức ko ai có thể lờ đi, bỏ qua. Khi bạn làm được điều đó, ngành đó có trong Skilled List hay ko cũng ko còn quan trọng nữa. Bạn hơn mấy thằng applicants khác, bạn có job, đơn giản thế.
Nếu bạn không ưa lắm mấy ngành yêu cầu hard skills, hãy để công việc trả lời cho bạn. Graphic design, computer science, Illustration / fashion, photography, music… những loại này dễ tìm việc. Chứng minh với công ty rằng bạn thực sự tốt (không cần quá xuất sắc như nhóm phía trên, vì nghệ thuật – nó ko có thước đo để đánh giá), bạn nhận được job. Nghe dễ quá nhỉ, nhưng đúng như vậy, họ chỉ thuê khi bạn giỏi ở những gì bạn làm, ko phải ở bằng cấp.
Tài chính cũng là 1 ngành tốt. Cố gắng nằm trong top đầu trong trường/lớp và chuẩn bị sẵn sàng cho 1 cuộc chơi khốc liệt. Miễn là bạn có kiến thức RẤT SÂU trong lĩnh vực này (lúc này các skill khác như giao tiếp, tiếng anh, mối quan hệ sẽ có trọng số thấp hơn), các options cho cônh việc thường sẽ tốt hơn so với các ngành khác. Tất cả các du học sinh mà mình biết – những người tự xây dựng cho mình 1 “đứa con” tinh thần riêng (công ty), họ đều có điểm chung như:
- Tiếng anh siêu giỏi – giỏi đến mức tán gái ái đổ hàng loạt nhé ^^
- Cực kỳ giỏi ở lĩnh vực mà họ chọn
- Có cái mong muốn hơi bị điên – đó là luôn ép mình làm những việc hơn cả những được yêu cầu/mong đợi.
- Luôn luẩn quẩn trong trong đầu câu hỏi “how to prove it”? Nghe đúng điên nhỉ!
- Họ yêu những cái – mà học làm giỏi.
Còn những du học sinh khác thì sao? Họ không thể trụ được lâu, họ có thể xin được PR Úc nhưng họ trở nên khá tiêu cực, suy sụp, hoặc vùi mình vào hôn nhân, hoặc đi làm như 1 cái máy. Khi kết thúc một ngày, mình tự hỏi họ có vô vọng không nhỉ? mình cũng không biết nữa!
Vậy nên, chọn ngành nào bạn học, phụ huynh chi tiền cho bạn theo đuổi giấc mơ mà, hãy “theo đuổi” nó 1 cách đúng nghĩa.