Việc Làm Cho Chị Em Ở Úc Diện Phụ Thuộc Chưa Có Tiếng Anh

Việc Làm Cho Chị Em Ở Úc Diện Phụ Thuộc Mới Sang Chưa Có Tiếng Anh như Nail, cleaning, housekeeping, làm tóc…
Đa số các chị em qua Úc thuộc dạng “dependent” phụ thuộc và ít nhiều cũng gặp khó khăn trong việc xin việc làm ở Úc khi mới sang. 1 số mẹ đã học đại học ở VN, đã đi làm ở VN (nhưng không có kinh nghiệm làm ở Úc hay không có tiếng Anh để làm ở Úc). Đó là trường hợp nhà mình.
Trở ngại đầu tiên của đa số người việt là English, kể cả mình. Không có English cũng giống như câm (sorry mấy mẹ). Có nghĩa là mất đi cả khối lựa chọn. Lấy ví dụ đơn giản: 1 con Úc, dù dở cách mấy cũng có thể xin đi làm ở Kmart, Woolworth, Coles hay petrol station,… nó chỉ cần nói được, nghe được, hiểu được. Lý do gì mà nó phải tuyển vô 1 em không biết tiếng anh… dù đó là low income job. Chưa nói tới 1 số job thơm hơn, nhẹ nhàng hơn mà chị em có thể làm được (và đã làm tốt) như Admin, document controller,… bó tay. Mình biết có 1 số mẹ nộp đơn ở những chỗ này và đợi hoài, đợi hoài k thấy gọi… Vậy còn lại các lựa chọn gì? Mình xin list ra 1 loạt các ngành nghề thong dụng mà chị em mình có thể làm khi chưa có tiếng anh.
Chú ý: những nghề này chắc cũng không phải là ước mơ của các chị em mình, có lẽ chỉ là vì tuổi cao xứ người, tiếng Anh chưa giỏi, đành chấp nhận để có chút cash flow giúp đỡ bản thân & gia đình. Nếu có chọn cũng nên cân nhắc thêm sở thích & khả năng của mình nữa thì mới mong làm được lâu dài 1 chút. Chứ còn không thì sau 1 vài năm cũng thấy chán thì lại mất thời gian đầu tư học hành.
1. Làm Nail ở Úc
Cái này ai cũng biết, rành hơn mình. Ưu điểm là dễ tìm việc, không cần English, có cơ hội làm chủ (cái này xem lại do lúc này giá bị cạnh tranh lắm). Nhược: nghề cực nhọc, độc hại, thu nhập trung bình -> thấp, k có cơ hội học English, cắm đầu cắm cỗ chùi chân thiên hạ suốt đời sao? => not recommended cho các mẹ Trẻ, có chí hướng học hành, có mong muốn hòa nhập thực sự vào xã hội đầu vang…
2. Nghề Tóc
Nghề này mình thích vì nó mang tính nghệ thuật cao, ưu điểm là giống Nail ngoài ra còn thêm cơ hội đạt đến đỉnh cao nghệ thuật nếu có đam mê, được rờ đầu người ta chứ k phải chùi chân thiên hạ, nhược điểm là đòi hỏi 1 con mắt thẩm mỹ k phải ai cũng làm được, muốn thăng tiến thì phải tăng cường học hỏi do đó đòi hỏi English nếu lên cao… theo mình nghĩ nghề này nếu chị em nào k đòi hỏi cao quá, đi cắt tóc cho mấy anh, mấy em nhỏ cũng OK => recommended cho các mẹ có óc nghệ thuật, có đam mê làm đẹp…
3. Nghề Cleaning
Em đang có 2 job nhưng em lại thích việc Cleaning hơn. Tiếng anh không cần nhiều, chỉ cần đủ để giao tiếp, ko bị ai quản lý, high income lol… Mình biết là làm cleaning kiếm khá nhiều tiền nhưng không phải ai cũng muốn làm, vì nó là nghề nặng nhọc đó. Mình rất hoan nghênh mấy mẹ làm được việc này vì phải rất là cứng mới tồn tại được đó. Chưa gặp chưa sợ, gặp rồi thấy hãi. Có ẻm bị sảy thai kg nói, toilet vãi tứ lung tung… Có bà,ông già đi kg tự chủ … thì mình cũng lãnh trọn. Đương nhiên nghề nào cũng phải khổ, nhưng mà ai sợ thì kg làm được… Lương cleanning mà ở shop lớn cũng chỉ có 18$/h, còn ở AMEP cũng chỉ 22$/h mà là casual thôi.
4. Nghề Bakery – làm bánh
Mình thích vì nó phù hợp phụ nữ, k đòi hỏi English quá, thu nhập khá, cơ hội làm chủ cao (nếu muốn). Cái khó là k biết học ở đâu (hình như TAFFE có dạy) mình nghĩ chị em có thể theo đuổi nghề này. Nhược điểm là nghề hay phải bắt đầu làm khuya khuya & chấm dứt lúc trưa trưa. Nếu ai không quen cái giờ oái oăm đó thì nhớ coi lại nghe. Còn nữa, nó bảo phải mang vác nặng lắm, mỗi lần làm 1 mẻ bánh là mấy chục ký bột gì gì đó. Rồi ai mà làm cái nghề liên quan củi lửa này thì cứ nay phỏng chỗ này mai phỏng chỗ khác. Đó là mấy người mình biết, thấy vậy nên cá nhân mình tự nhủ là không có thọ với cái nghề này.
Ở các trường dạy về hospitality thường thì có cách ngành như hospitality/restaurant/event/resort management, Cooking/culinary/cuisine operation (commercial or restaurant), food and beverage. Riêng về dạy kỹ năng nấu ăn làm bánh thì thường chia thành các khóa như sau:
1. Culinary (nấu ăn)
2. Confectionary (làm kẹo, chocolat)
3. Bakery (làm bánh mì bánh ngọt bánh bông lan các thể loại bánh nướng)
4. Pastisserie (làm bánh đồ ăn tráng miệng chocolate các thể loại nướng hay không nướng, theo phong cách Châu Âu, nhất là Pháp)
Đó là nói về bài bản ở những trường lớn, còn tùy trường thì họ có thể cơ cấu khóa học khác nhau. Có hai trường lớn ở Úc mà mình biết là Lecordonblue và William Anglis. Mấy năm vừa rồi chính phủ cho di dân dạng làm bánh, cho nên mọc ra như nấm ra các trường dạy nghề làm bánh để vớt người muốn di dân, vận hành chụp giựt đào tạo chớp nhoáng chất lượng mì ăn liền. Chọn trường thì nên xem cái history, cơ sở vật chất và liên kết của nó với industry ra sao để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và có chổ làm nếu xuất sắc.
5. Nghề Childcare
Chăm sóc và yêu thương con nít, 1 vài mẹ đang học và làm nghề này. Hơi stress. Áp lực làm việc k nhỏ theo như bạn mình nói vì con nít mỗi đứa mỗi tính. Đầu tiên xin làm phụ k cần English (tùy nơi), cũng là chỗ để học English. Sau khi làm chính rồi thì thu nhập tăng từ từ lên. Thu nhập cũng tạm đủ, nếu có bằng thì thu nhập cao hơn (Diplome). Cũng là một lựa chọn cho chị em. Tuy nhiên English phải nâng cao theo thời gian để dễ dàng tăng lương, việc này đòi hỏi.
Nghề Child care hiện tại muốn vào làm nghề này (ở Sydney) cần phải có chứng chỉ,muốn có chứng chỉ phải học ở Tafe hoặc AMEP, muốn học phải có certificate 3 English, sau đó mới vào làm phụ.
6. Nghề Aged care:
Ưu điểm: không yêu cầu quá nhiều tiêng anh nhưng phải đủ giao tiếp, nghề đang cần ở Úc, thu nhập OK. Nghề này k cực bằng child care nhưng bất lợi là sẽ phải làm ca đêm. Bù lại ca đêm có phụ cấp. Nghề này k cần nhiều English nhưng phải đủ để giao tiếp. Nhược điểm là nhiều lúc gặp mấy trường hợp khó cũng hơi cực đó. Nghề này dân overseas students vô học nursing để lấy PR nhiều quá, miếng đất thơm không còn nữa đâu. Nếu ai có coi quảng cáo việc làm cứ so với vài năm về trước là thấy khác nhau thôi à.
7. Kỹ thuật viên xoa bóp
Nghề này đòi hỏi english nhé nhưng mình nghĩ tương lai nghề này cũng sống được, hơi cực đó nhưng thời gian làm là flexible. Tìm khoá học ở đây.
8. Phục vụ bàn có bằng cấp và phục vụ rượu
Phải học để xin certificate để phục vụ rượu ở bar, nhà hàng, khách sạn… nghề nay đòi hỏi English khá chút và phải vui vẻ hoạt bát, giờ giấc làm việc hơi nghịch là nhược điểm. Thích hợp cho những ai có khiếu về …rượu, thích môi trường sôi động…
9. Nghề housekeeping
Tớ thấy các bạn xin làm housekeeping trong các hotels cũng được đấy, không cần giao tiếp nhiều lắm, lương bổng bình thường thôi nhưng thỉnh thoảng thấy các chị dọn phòng lại khoe nhận được tips
10. Nghề đang làm ăn ngon nhất là: sang 1 shop trái cây hoặc Take away (sang sẵn) gặp tiệm nào đang bị ATO “quần” muốn sang lẹ để tránh “bóc lịch” thì OK nhất (mình đang canh me).