Du học Singapore có được làm thêm không?

Đây là 1 chủ đề được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm, đa số sẽ trả lời với bạn rằng KHÔNG
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn 1 cách chi tiết và chuẩn xác nhất về chủ đề DU HỌC SINGAPORE – SINH VIÊN CÓ ĐƯỢC ĐI LÀM THÊM KHÔNG? & chủ đề ĐI LÀM THÊM NÊN HAY KHÔNG NÊN? ĐƯỢC GÌ VÀ MẤT GÌ?
Du học Singapore có được làm thêm không?
Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng được phép làm thêm và chính phủ Singapore cũng có những quy định riêng biệt cho vấn đề này
Chính phủ Singapore có những quy định rất khắc khe về việc làm thêm đối với sinh viên quốc tế. Cụ thể, sinh viên quốc tế không được tham gia vào bất cứ hình thức làm việc nào, cho dù có lương hay không lương, trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, bất kỳ lĩnh vực nào tại Singapore bao gồm cả các hoạt động từ thiện trong thời gian lưu trú tại đây với thị thực visa sinh viên (Student’s Pass) trừ khi sinh viên đó được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận bằng văn bản. Những người vi phạm sẽ bị truy tố ra pháp luật.
Có 2 trường hợp chính phủ Singapore cho phép sinh viên quốc tế được làm thêm. Trong cả 2 trường hợp, sinh viên đều cần phải có sự chấp thuận của Văn phòng Sinh viên nơi mình đang theo học.
Trường hợp 1: Làm thêm toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè. Sinh viên sẽ được miễn Giấy phép làm việc trong kỳ nghỉ hè nếu
Trên 14 tuổi Và là sinh viên của một trong các trường dưới đây:
- Anglo-Chinese School (International) Singapore
- Australian International School
- Canadian International School
- Chatsworth International School
- Digipen
- Duke-NUS Graduate Medical School
- Dulwich College (Singapore)
- EDHEC Risk Institute-Asia
- ESSEC Business School (Singapore)
- GEMS World Academy (Singapore)
- German European School Singapore
- German Institute of Science and Technology – TUM Asia
- Government Junior Colleges
- Government secondary schools
- Government-aided Junior Colleges
- Government-aided secondary schools
- Hwa Chong International School
- Hollandse school
- INSEAD, Singapore
- Institute of Technical Education, Singapore
- International Community School
- ISS International School
- The Japanese School Singapore
- LaSalle College of the Arts
- Lycee Francais De Singapour
- Nanyang Academy of Fine Arts
- Nanyang Polytechnic
- Nanyang Technological University
- National University of Singapore
- Nexus International School (Singapore)
- Ngee Ann Polytechnic
- Overseas Family School
- Republic Polytechnic
- S P Jain School of Global Management Singapore
- Saint Joseph’s Institution International School
- Sekolah Indonesia
- Singapore American School
- Singapore Institute of Technology
- Singapore Korean International School
- Singapore Management University
- Singapore Polytechnic
- Singapore University of Social Sciences
- Singapore University of Technology and Design
- Sorbonne-Assas International Law School – Asia
- Stamford American International School
- Swiss School in Singapore
- Tanglin Trust School
- Temasek Polytechnic
- United World College of South East Asia
- The University of Chicago Booth School of Business
- Waseda Shibuya Senior High School in Singapore
- Yale-NUS College of the National University of Singapore
Trường hợp 2: Làm thêm bán thời gian (Quy định tối đa 16 giờ/1 tuần)
Áp dụng cho sinh viên hệ chính quy tập trung thuộc các khoá Cao đẳng /Đại học, các sinh viên này được phép làm việc đến 16 giờ một tuần trong suốt thời gian học tập tại trường.
Là sinh viên của một trong các trường dưới đây:
- DigiPen
- Duke-NUS Graduate Medical School
- EDHEC Risk Institute-Asia
- ESSEC Business School (Singapore)
- German Institute of Science and Technology – TUM Asia
- INSEAD, Singapore
- Institute of Technical Education, Singapore
- LaSalle College of the Arts
- Nanyang Academy of Fine Arts
- Nanyang Polytechnic
- Nanyang Technological University
- National University of Singapore
- Ngee Ann Polytechnic
- Republic Polytechnic
- S P Jain School of Global Management Singapore
- Singapore Institute of Technology
- Singapore Management University
- Singapore Polytechnic
- Singapore University of Social Sciences
- Singapore University of Technology and Design
- Sorbonne-Assas International Law School – Asia
- Temasek Polytechnic
- The University of Chicago Booth School of Business
- Yale-NUS College of the National University of Singapore
Như vậy, sinh viên quốc tế khi du học tại Singapore được phép đi làm thêm nhưng chỉ dành cho sinh viên bên hệ công lập, các bạn du học sinh Việt Nam hiện đang học tại hệ thống PEIs (Tư thục) thì không được phép đi làm thêm các bạn nhé
Lưu ý: sinh viên được phép làm thêm, tuy nhiên, trước khi bạn tìm kiếm một công việc bán thời gian hay toàn thời gian vào kỳ nghỉ, trước tiên cần xem mình có đáp ứng được các điều kiện hay không sau đó nộp đơn xin phép cho văn phòng sinh viên nơi mình đang theo học. Thông thường, người sử dụng lao động sẽ yêu cầu bạn cho xem thư chấp thuận của văn phòng sinh viên, để chứng tỏ bạn được phép làm việc trong thời gian hè.
Muốn có được những thông tin chi tiết và cụ thể hơn, bạn nên liên hệ với trường mà bạn đang theo học để có được những hướng dẫn chi tiết & cụ thể. Ngoài ra, hội sinh viên nhà trường cũng là nơi bạn nên tham khảo để không những bạn có được những thông tin cập nhật chi tiết nhất mà còn được lắng nghe những kinh nghiệm thực tiễn của các anh chị đi trước .
Sinh viên trường tư (PEIS) có nên đi làm chui không? Điều gì xảy ra nếu bị Chính phủ Singapore phát hiện?
Theo quy định của chính phủ Singapore, sinh viên theo học ở các trường ngoài công lập không được phép đi làm thêm ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các ngành nghề bao gồm có lương hoặc không lương kể cả công việc từ thiện. Nếu bạn đi làm thêm là vi phạm pháp luật của Singapore.
Trường hợp đi làm thêm mà bị cảnh sát bắt được, nhẹ thì bị warning & có thể sẽ không thể renew Student’s Pass cho khóa tiếp theo được, nặng thì sinh viên có thể bị trục xuất về nước trong vòng 48 giờ.
Có rất nhiều đơn vị quảng cáo về việc học tập tại Singapore dạng VỪA HỌC VỪA LÀM. Không có bất kỳ 1 chương trình nào vừa học vừa làm các bạn nhé. Một số chương trình ngành du lịch khách sạn & nhà hàng có chương trình đi thực tập lấy kinh nghiệm thực tiễn & được hưởng lương (Mức lương chỉ tầm 600 – 1,000 SGD/tháng, mức lương 1,000 SGD/tháng trở lên là cực kỳ hiếm, đa số nằm ở mức 800 SGD/tháng).
Tùy theo cơ cấu chương trình của mỗi trường, tổng thời gian thực tập cũng chỉ khoảng 6-9 tháng cho toàn khóa học. Và xin xác nhận lại với các bạn rằng, đây không phải là chương trình làm thêm hay gọi VỪA HỌC VỪA LÀM gì cả mà đây được coi như là một học phần cần hoàn tất trong cấu trúc chương trình học của trường để nhận bằng.
Vì vậy trước khi lên đường du học, Du Học Green Visa luôn luôn tổ chức các buổi định hướng trước khi bay cho SV, nhằm giúp các bạn có những thông tin hữu ích, cần thiết về quy định luật của nước sở tại dành cho SV quốc tế, tránh đi những trường hợp dở khóc dở cười mà SV hay gặp phải.
Đi làm thêm nên hay không nên? Được gì và mất gì?
Làm thêm là mối quan tâm của bất cứ sinh viên nào chứ không riêng gì những bạn du học sinh. Làm thêm trong quá trình còn đang ngồi trên ghế nhà trường là bước đầu tiên giúp các bạn hòa nhập với thế giới và có những kinh nghiệm đầu tiên cho quá trình gia nhập vào thị trường việc làm sau này. Chúng ta mỏ sẻ thêm để thấy rằng đi làm thêm chúng ta được gì?
Tiền
Chắc chắn cái được đầu tiên chính là tiền rồi, đã đi làm thì phải có lương. Với những bạn nhanh nhạy một chút thì số tiền kiếm được từ việc làm thêm cũng kha khá, có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích quan trọng như trang trải một phần học phí, giải quyết vấn đề sinh hoạt phí hay đóng góp cho những hoạt động xã hội có ích…
Kinh nghiệm làm việc
Rất nhiều công ty khi tuyển dụng yêu cầu các ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc. Với những sinh viên mới ra trường, vừa cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp thì kinh nghiệm ở đâu ra nếu không phải là từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều công ty có nhận những bạn sinh viên vào vị trí thực tập sinh, phụ việc, cộng tác viên… Đây chính là cơ hội để bạn làm giàu thêm danh sách kinh nghiệm làm việc của mình, một CV tốt để sau khi vừa tốt nghiệp sẽ có vài doanh nghiệp đọc qua
Kỹ năng mềm
Bất kỳ công việc gì cũng đòi hỏi bạn phải vận dụng những kỹ năng trong cuộc sống để đáp ứng yêu cầu công việc. Tùy vào từng công việc cụ thể mà có những kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, điều chắc chắn là bạn sẽ được rèn luyện một hoặc nhiều kỹ năng nào đấy như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm/ làm việc độc lập… Tham gia vào thị trường lao động là bạn bước vào một môi trường khác hẳn gia đình và nhà trường. Đây là nơi để rèn luyện và giúp bạn hoàn thiện rất nhiều kỹ năng cần thiết phụ vụ cho công việc sau này
Khám phá đất nước, con người, văn hóa nước sở tại
Đây là một điều đặc biệt chỉ có khi bạn đi du học. Tức là bạn sẽ sống ở một nơi hoàn toàn khác với đất nước mà bạn đã sinh ra và lớn lên. Những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, môi trường sống sẽ bộc lộ rõ rệt khi bạn trở thành một người phải bỏ sức lao động và tìm cách kiếm tiền tại đó. Lúc này, việc làm thêm kiếm tiền trở thành một công cụ để qua đó những khám phá của bạn mang một màu sắc mới, thực tế hơn và cũng nhiều trở ngại hơn, tất nhiên là cũng sẽ đem lại rất nhiều điều bổ ích, tích lũy 1 vốn sống tuyệt vời cho bạn sau này.
Lời khuyên dành cho các bạn
Làm thêm là tốt, tuy nhiên bạn đừng quá lạm dụng việc làm thêm, chạy theo việc kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền để đáp ứng các mục đích, chi tiêu cá nhân của mình mà bỏ bê việc học thì thực là điều không nên, cái MẤT của bạn còn nhiều hơn những cái ĐƯỢC như tôi đã liệt kê ở trên. Thời gian, tiền bạc & sự nghiệp phía trước.
Như đã nói, đi du học thì nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là học tập, bạn hãy đảm bảo rằng mình thu nhận đủ những kiến thức mà mình đặt ra trong mục tiêu bạn đầu trước khi lên đường. Muốn vậy, cần có một sự sắp xếp khoa học và hợp lý cũng như những cân nhắc thật sự nghiêm túc về thời gian dành cho việc làm thêm, về công việc mà bạn nên làm thêm… Tự vạch ra cho mình một kế hoạch chi tiết, chủ động và khoa học là những gì bạn cần làm để chứng tỏ rằng mình đang trưởng thành và có thể tự lập.
Nếu như các nước Úc, New Zealand…ngoài chất lượng giáo dục tốt còn hấp dẫn du học sinh về việc làm thêm lương cao thì Singapore hạn chế hoàn toàn việc làm thêm. Tuy nhiên, chính phủ thể hiện sự cam kết mạnh mẽ nhất về chất lượng giáo dục với phụ huynh, du học sinh và các doanh nghiệp.
Học sinh tập trung vào chương trình đào tạo kết hợp thực hành và phù hợp với thực tiễn châu Á để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai, thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, ngoài các trường công lập, các trường tư thục uy tín tại Singapore như JCU, Curtin, PSB, Kaplan, EASB, MDIS…cam kết đầu ra cho sinh viên là truyền thống được duy trì và trở thành một mục tiêu quan trọng trong đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
Với các bạn học sinh hệ thống PEIs, chỉ cần bạn chuyên tâm vào việc học, với khung chương trình được đào tạo bài bản, thiết kế theo nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Sau khi tốt nghiệp, bạn đủ sức để tìm kiếm cho mình 1 công việc phù hợp với một mức lương hấp dẫn tại những cty hàng đầu Châu Á.