Du học ngành quản trị kinh doanh có nên không?

Du học ngành quản trị kinh doanh có nên không?
1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?
– Cái gì cũng biết nhưng lại ko biết chi tiết một cái gì.
– Bạn sẽ phải học rất nhiều lĩnh vực từ Tài Chính, Nhân Sự , Marketing , Sale, … Thậm chí cả chứng khoán, Kế Toán… Tất nhiên học ở nước ngoài bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn: chuyên quản trị kinh doanh, hoặc sẽ được tập trung vào 1 một lĩnh vực nhất định như: marketing , kinh doanh quốc tế, nhân lực, Luật, Truyền Thông, thậm chí kết hợp giữa kinh doanh và Web Communication…
– Lúc đi học thì có thể rất là dễ, rất “lý thuyết” vì nó đi quanh qua quẩn lại với những nguyên tắc kinh điển trong ngành. Khó nhất chính là sự linh động áp dụng nó vào thực tế.
– Khối lượng kiến thức rất nhiều, mà thời gian giảng dạy ít, nên muốn giỏi, muốn hiểu cần tự học, tự học và tự đọc rất rất nhiều.
2. Học xong ra làm gì?
– Bạn thuộc dạng nào?
Dạng 1 : là những người yêu thích QTKD thật sự hoặc là có định hướng của gia đình để học QTKD sau này về “thừa kế”.
Dạng 2 : là những người chưa biết mình hợp với ngành nào nên vào QTKD để biết mình hợp với lĩnh vực nào rồi bổ sung kiến thức và chuyên tu vào nó.
Dạng 3: những người chưa biết gì về QTKD cả chỉ là đi theo trào lưu hoặc chưa biết mình nên học gì nên chọn tạm.
– Vị trí / lĩnh vực:
Hãy trả lời câu hỏi: what is your specific expertise or knowledge? Sau đó tìm một vị trí dành cho fresh graduate (sinh viên mới tốt nghiệp) trong tất cả các lĩnh vực, các phòng ban (sale & marketing, Retail, Public Relations, human resource, accounting… ) bạn hãy chọn một nhóm mà bạn thấy mình hợp và có thể theo được, đọc kỹ Job Requirements và mức lương từ đó apply dần.
Từ vị trí fresh graduate, bạn có thể lên Điều Hành / Giám Sát, sau đó lên phó quản lý/giám đốc… Tuỳ vào kỹ năng mà bạn xác định rằng sẽ dùng nó vào vị trí trọng tâm để xây dựng trong quá trình làm fresh graduate. Cái này Ngân sẽ nghiên cứu thêm và gửi các bạn bài chi tiết hơn.
Chú ý:
+ Lợi thế của ngành này là bạn có rất nhiều lựa chọn về ngành và vị trí, đó cũng là hạn chế khi bạn ko biết bạn sẽ xin vào lĩnh vực nào. Hãy bắt đầu với những ngành liên quan đến sở thích của bạn: thể thao / quần áo / dịch vụ / tư vấn / du lịch – khách sạn / giáo dục …
+ Dù xác định làm trong phòng accounting, bạn cũng phải biết về sale & marketing hoặc Retail… Vì công ty thuê bạn có thể ko đủ lớn để thuê tất cả vị trí, bạn sẽ phải thật đa di năng.
+ Với các bạn học kỹ thuật: kỹ sư điện máy, công nghệ thông tin… nếu các bạn ra trường mà chưa tìm được vị trí nào đúng với khả năng của mình, hoàn toàn có thể apply vào các vị trí khác ngoài vị trí “nhân viên kỹ thuật”, và hiểu biết của bạn về mặt kỹ thuật sẽ chính là lợi thế hơn các bạn khác.
+ Ở một số công ty quốc tế, càng lên cao, sẽ yêu cầu bằng đại học, vì vậy, học cao đẳng hay đại học cũng cần phải hết sức cân nhắc. Hiện tại, xu hướng chỉ cần học cao đẳng hoặc học đại học là vô dụng. Nhưng mình tin là khi bạn xác định đc kha khá đường đi cho mình rồi thì việc học cao đẳng hay đại học sẽ ko còn quá khó nữa.
– Kỹ năng / khả năng: (nguồn: lấy ở Job Requirements cho vị trí Admin)
Thiết lập và thực hiện các mục tiêu phòng ban hoặc tổ chức, các chính sách của công ty
Trực tiếp và giám sát các hoạt động tài chính và ngân sách của một tổ chức
Quản lý hoạt động chung liên quan đến các sản phẩm và cung cấp dịch vụ
Đổi mới bằng cách áp dụng các công nghệ mới tại các vị trí làm việc.
Tham khảo ý kiến với các lãnh đạo, cán bộ và hội đồng quản trị thành viên khác về các hoạt động
Thoả thuận hoặc phê duyệt hợp đồng và thỏa thuận
Bổ nhiệm các trưởng phòng và cán bộ quản lý
Phân tích báo cáo tài chính, báo cáo doanh số bán hàng và chỉ số hoạt động khác
Xác định địa điểm để cắt giảm chi phí và cải thiện hiệu suất, chính sách và các chương trình
Tóm lại: bạn sẽ phải làm được 2 việc:
+ Đưa quyết định.
+ làm việc với những ng khác để họ làm cái mà mình ko giỏi.
Nếu là dạng 3, mình nghĩ bạn nên nghiên cứu lại, vì du học là cả một chặng đường dài, nếu xác định học một thứ theo trào lưu hoặc đơn giản vì học vì chưa biết đi học cái gì, thì hãy dừng lại. Nghiên cứu lại bản thân mình, đặc biệt là tính cách và khả năng của bạn. Mình tin là nếu bạn chịu khó tìm hiểu, bạn hoàn toàn có thể nhảy sang nhóm 2 và 1. Cố lên.
3. Với đặc trưng như vậy, bạn cần làm gì?
– Tự học, tự học, tự học, tự đọc…. >>> ở đâu: internet có quá nhiều tài liệu cho bạn. Bạn có thể tham khảo các khóa học trên Coursera, các khóa học trực tuyến miễn phí từ các trường đại học hàng đầu thế giới, bao gồm Harvard, MIT, Stanford và hàng trăm trường đại học khác nữa. Các khóa học như thế đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí qua các nền tảng MOOC (Massive Open Online Courses). Các khóa học miễn phí này chắc chắn tốt hơn rất nhiều các khóa học trả phí ở Việt Nam. Bạn có thể search “What can I do with my degree?: Information systems” để tìm ra các vị trí bạn có thể làm việc sau khi học xong…
– Xác định ngay từ đầu là bạn ko thể nắm hết, nhưng bạn phải hiểu cơ chế hoạt động => bạn phải tự tìm ra được cơ chế cơ bản cho mỗi lĩnh vực thì mới làm việc được với những ng giỏi trong lĩnh vực đó. Cơ chế hoạt động của một số lĩnh vực tối quan trọng: tài chính (bài toán về hiệu quả và chi phí), con người, cơ chế tuyển dụng trong chính ngành của bạn, trong chính quốc gia mà bạn đang theo học… Ví dụ: ở Sing, các công ty sẽ buộc phải đăng công việc lên JOB BANK và khi không có nhân lực nội địa đáp ứng được thì mới được đưa cho ng nước ngoài, trong khi ở Úc / Canada lại ko như vậy, Ở Úc/Canada để được ở lại, bạn có thể có rất nhiều kênh và không cần thiết phải tìm được việc mới được ở lại, trong khi ở Sing chỉ có 1 đường là tìm được việc, Nếu ở Úc, kinh nghiệm làm việc ngoài lãnh thổ úc vẫn được công nhận, trong khi ở Canada, dù bạn có làm quản lý ở Vn sang đó bạn cũng phải bắt đầu lại từ đầu… Mỗi cơ chế vận hành sẽ ảnh hưởng đến cách bạn lên kế hoạch học tập và làm việc, vì vâỵ, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ.
– Sau khi ra trường, bạn không bị bó hẹp trong một lĩnh vực nào nhưng bạn lại không giỏi trong bất kì lĩnh vực chuyên môn nào, vì vậy, ngay từ lúc học, cần xác định ngay là mình học cái gì? kỹ năng mềm (cách làm việc với ng khác cực kỳ quan trọng), kỹ năng xây dựng chiến lược, kỹ năng ra quyết định…
– Và để nuôi được cái thân của bạn trước khi bạn được lên làm xếp, bạn vẫn cần phải xin được việc. Bạn có thể xin việc bằng một trong các kỹ năng: tính toán giỏi làm kế toán, khéo ăn nói thì làm về khách hàng, tư vấn, marketing… việc gì thì ban đầu bạn cũng sẽ là thằng lính, phải chạy xông chạy xáo ngoài đường, cho ng ta sai. Nhưng làm gì thì cũng phải giữ nguyên tắc: một khi mình đã làm, cứ làm hết sức, để xếp ko thể thay thế đc mình. Một khi đã lên xếp (tức được quản lý thằng khác) thì phải làm sao cho nó hiểu, nó có thể bị thay thế bất cứ lúc nào.
4. Thực tế việc học ngành này:
Các bạn sẽ phải học, tự học, tự đọc, tự tra cứu rất rất nhiều
Các bạn có thể sẽ bị hẫng, bị tụt lại trong lớp trong 2 tháng đầu vì ngôn ngữ và cách thức học tập.
…
Bài viết mới dừng lại ở những tìm kiếm/các bước rất cơ bản để giúp bạn định hình về ngành học, từ đó giúp bạn tự tin lên kế hoạch du học từ những năm đầu tiên. Rất mong các bạn để lại ý kiến để mình có thể bổ sung vào bài viết và giúp được càng nhiều các bạn khi có ý định du học.