Du Học Canada 2016 – 2017 Văn Bằng 2 Hồ Sơ Cần Chú Ý

Du học canada sau đại học – văn bằng 2 những chú ý cần thiết để xin giảm môn học nhiều nhất có thể
Hiện nay, du học Văn bằng 2 (VB2) tại Canada xuất hiện khá nhiều. Đây cũng là điều hợp lý cho những bạn muốn có được bằng Đại học tại Canada nhưng muốn tiết kiệm thời gian, cũng như chi phí du học Canada. Các bạn cần chú ý review toàn bộ môn học ở Việt Nam, dịch thuật chuẩn xác, so sánh với các môn/ngành học tại Canada, cuối cùng cẩn thận với các công ty du học tư vấn theo hướng học văn bằng 2.
Ở Canada cũng có khái nhiệm nay nhưng ít dùng do ít người học và ít trường có dùng khái niệm này, nếu có thì xét chọn sinh viên thao case-by-case. Ỏ Canada thì việc tranfer credit rất thông dụng cho trường hợp đang học chương trình này chuyển sang chương trình khác học tiếp. Một degree thường có 2 phần : foundation và specialzation. Các Credit phần foundation dễ được chấp nhận tranfer hơn và tất cả các chương trình đều chỉ nhận transfered ít hơn 50% credit. Khi bạn đã có bằng ĐH và xin học thêm bằng thứ 2 thì trường có thể xem xét miễn cho bạn một số môn học foundation. Cái này gọi là credít waiver, trên nguyên tắc giống credit transfer. Nếu bạn đã các môn foundation đáp ứng y/c cho chương trình bạn sắp học, bạn có thể được miễn gần 50% credits , do vậy bạn sẽ rút gắn xấp xỉ 50% thời gian học ( đấy là trên lý thuyết, còn cụ thể thì case-by-case).
Bạn có thể tham khảo second degree policy tại Uvic: http://web.uvic.ca/calendar2012/FACS/UnIn/UARe/SBDe.html.
Làm thế nào để xin giảm được nhiều môn nhất khi du học Canada văn bằng 2?
- Review lại toàn bộ tất cả các môn học của mình tại DH ở VN, tìm kiếm và xin nhà trường course description của từng môn học (nếu trường nào không có thì chúng ta sẽ ghi ra và tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn). Nhờ giáo viên từng môn và chủ nhiệm khoa xác nhận sau đó xin dấu của nhà trường;
- Dịch toàn bộ thông tin trên ra tiếng Anh;
- Xem toàn bộ tất cả các môn học của ngành mà mình muốn học tại Canada. Review, so sánh và nhận xét (mang tính cá nhân hoặc có thể nhờ thầy cô tư vấn) xem cấu trúc và các môn học giữa hai bên như thế nào, giống nhau nhiều nhất ở những môn nào, những môn nào có sự tương quan nhau nhiều,….
- Sau đó, viết thư giải trình gửi cho trường tại Canada, nêu lên ý kiến cá nhân của bản thân (có thể có reference từ giáo viên các môn) về sự tương quan giữa các môn học ở 2 trường, nhấn mạnh vào những môn mà mình cảm thấy nên được miễn để xin được miễn giảm. Từ đó thuyết phục trường đồng ý chấp nhận các môn đã có nhiều nhất có thể -> tiết kiệm thời gian, học phí.
- Cuối cùng, mình sẽ đến trường DH ở VN, nhờ trường niêm phong tất cả hồ sơ (bảng điểm, bằng cấp, bản dịch, course description, thư giải trình…) Sau đó gửi thư thẳng sang bên trường DH tại Canada và chờ thông tin.
***Nếu các bạn cẩn thận thì có thể nhờ 1 vài tổ chức đánh giá bằng cấp uy tín, đánh giá bằng cấp DH Việt Nam (WES chẳng hạn), sau đó gửi kèm sang trường ở bước 5.
Thật ra, công việc này không phải khó khăn, và cũng như việc xin Visa, không một CÁ NHÂN/TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁO DỤC NÀO có thể tác động/thương lượng/đi đêm với trường về việc miễn giảm hay không, và nếu miễn giảm thì sẽ được bao nhiêu (Jason đang nói những trường Top và họ có hệ thống Admission tốt, minh bạch). Và khi các bạn nhờ những đơn vị nào có dịch vụ xin VB2 thì nên cẩn thận, đọc kỹ hợp đồng, và phải quy định tối thiểu được miễn từ 1.5 năm/4 năm học trở lên thì mới chấp nhận, còn lại thì nên cẩn trọng.
Nói tóm lại, để xin được xét giảm môn với việc hồ sơ tử tế (học lực giỏi lại học bằng tiếng Anh), việc xin được giảm 25% môn tự làm hoàn toàn có thể được. Nếu muốn hơn, cần đầu tư thời gian và có sự tư vấn của những người có kinh nghiệm. Điều quan trọng các bạn nên nhớ khi xin văn bằng 2, điểm mấu chốt nằm ở Course Description của các môn (có được xác nhận của giáo viên bộ môn, trưởng khoa và nhà trường thì càng tốt) và thư trình bày, thuyết phục bộ phận admission cũng như trưởng môn. Nếu cẩn thận thì làm cái đánh giá bằng cấp Dh của mình. Khi gửi đi, nhớ check email (có thể là spam) hoặc phone luôn bật để xem phía bên kia có yêu cầu phỏng vấn hay cần bổ sung gì ko. Post này là nhằm chia sẻ thêm kinh nghiệm cho các bạn muốn tự làm hồ sơ để tiết kiệm chi phí (tất nhiên case by case bias). Còn bạn nào lười, không chịu tìm hiểu, tiếng Anh kém,…. thì đành mất tiền cho dịch vụ. Nhưng quan trọng, khi làm, thì nên yêu cầu họ phải đọc kỹ điều khoản và có quyền yêu cầu số credits được miễn giảm (hy vọng ko dưới 40%). Còn ko, các bạn có thể nghĩ đến việc học thẳng lên Master (nếu điều kiện cho phép).
Trường học mục tiêu lợi nhuận luôn thuộc top ưu tiên hàng đầu của họ. Kinh nghiệm cá nhân: đừng vội vã chấp nhận offer ngay lần đầu trường gửi (trừ khi đã đạt được target mình nhắm trước). Hãy nêu rõ hoàn cảnh (tài chính) của bản thân, điểm khác biệt so với các candidates khác (mỗi người mỗi hoàn cảnh), điểm mạnh bản thân, khả năng đóng góp cho trường nếu được nhận. Thường, sau đó trường sẽ cho offer tốt hơn trước (có thể rất nhiều). Nộp hồ sơ nhiều trường, dùng cái offer tốt nhất làm proof “nói chuyện” với họ…
Có nên du học canada sau đại học với bằng 2
Luật Canada khá ổn định so với các quốc gia thuộc G7 (ngoại trừ Anh) và các nước du học sinh hay quan tâm, như Úc, New Zealand chẳng hạn. Trong đó, theo như mình biết, Úc 1 năm có thể thay đổi 2-3 lần. Chương trình PR under Master Stream tại Ontario chỉ dc xem là chương trình Pilot, theo nghĩa cơ bản là thử nghiệm. Tuy nhiên, kể từ khi nó dc đưa ra vào 20/2/2009 đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu closed. Trong suốt quá trình đó, dân nhập cư vẫn liên tiếp đổ về Toronto và Ottawa (2 thành phố lớn nhất thuộc Ontario). Tỷ lệ thất nghiệp + chi phí an sinh xã hội đương nhiên cũng theo đó mà tăng lên. Có 1 chút conflict giữa nhóm PR under Master và nhóm PR yêu cầu có job. Thế nhưng, nó vẫn tồn tại hơn 5 năm. Một chút để mọi người suy ngẫm… Có câu “đường không đi không thể thành đường”, đứng lại và suy nghĩ cẩn trọng thì tốt, nhưng nếu đưa ra quá nhiều giả thiết và sợ, thì có lẽ, bạn sẽ không có con đường riêng để đi, mà đi đường chung thì…. phải khỏe mới chèn ép được nhau.