Điều kiện xin visa du học Mỹ

Xin visa du học Mỹ có gì mới trong năm 2020? Điều kiện xin visa du học Mỹ như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ những câu hỏi này. Hãy đọc thật kỹ để có sự chuẩn bị thật tốt cho quá trình xin visa.
Visa là giấy tờ dán lên hộ chiếu cho phép người có tên được phép nhập cảnh vào Mỹ hợp pháp. Để được vào Mỹ học tập bạn phải tiến hành xin visa trước khi đi. Visa du học Mỹ có nhiều loại như J1, F1 và M1:
- Visa J1: Visa dành cho những trường hợp tham gia chương trình trao đổi ngắn hạn
- Visa F1: Visa dành cho những trường hợp du học dài hạn.
- Visa M1: Visa dành cho những trường hợp theo học khóa nghề
Trong đó visa F1 là loại phổ biến nhất dành cho học sinh tham gia các chương trình học tập tại Mỹ.
Để được cấp visa bạn phải chuẩn bị nhiều công đoạn, mỗi công đoạn cần nhiều giấy tờ khác nhau. Visa du học Mỹ được cấp qua buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ. Thông thường buổi phỏng vấn chỉ diễn ra trong vòng 30 phút nhưng giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị phải qua một quá trình, mất rất nhiều thời gian và công sức.
Cơ sở để được cấp visa du học Mỹ dựa vào những yếu tố sau đây:
- Điều kiện học tập ở Việt Nam
- Điều kiện tiếng Anh để theo học tại Mỹ
- Điều kiện logic quá trình học tập
- Điều kiện tài chính chi trả cho khóa học và sinh hoạt tại Mỹ
Điều kiện học tập ở Việt Nam
Cơ sở để được cấp visa du học Mỹ đó là bằng chứng học tập trong quá khứ. Bằng chứng này thể hiện mạch lạc quá trình học tập liên tục của người nộp đơn.
Về độ tuổi. Học sinh Việt Nam được phép đi du học Mỹ từ bậc trung học phổ thông trở lên (chương trình phổ thông Mỹ từ lớp 9 đến lớp 12). Nghĩa là học sinh học xong lớp 8 ở Việt Nam, đủ điều kiện đi du học tại Mỹ. Đi ngay khi học xong lớp 8 có lợi thế sau này vào cao đẳng/ đại học không cần phải có chứng chỉ TOEFL hoặc IELTS.
Thường gặp nhất đó là trường hợp học sinh học xong lớp 12 rồi đi du học. Ở độ tuổi 18 các em đủ tuổi trưởng thành và chín chắn bước vào đời. Tuổi này các em vừa thi xong tốt nghiệp trung học phổ thông, chuyển tiếp sang một bậc học cao hơn. Tuổi này du học rất hợp lý.
Về gap year. Việc học cần liên tiếp, không có gap year, hoặc gap year không quá lâu. Gián đoạn lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc được cấp visa không chỉ du học Mỹ mà đi du học ở bất kỳ quốc gia nào.
Nếu có gap year thì phải có lý do giải thích hợp lý. Chẳng hạn như gap year dành cho việc luyện tiếng Anh hoặc tham gia các dự án vì lợi ích cộng đồng.
Về lộ trình học. Việc học tại Mỹ trên cơ sở phải tiếp nối việc học trước đó ở Việt Nam. Đây là việc rất quan trọng, nếu không quá trình xin visa dễ bị từ chối. Chẳng hạn như bạn xin vào chương trình cao đẳng, trong khi đã có bằng đại học, hoặc đang là sinh viên năm 3 hoặc năm 4 mà xin đi học lại cao đẳng hoặc đại học thì dễ bị từ chối.
Sẽ hợp lý và thuyết phục hơn sau khi hoàn tất một bậc học ở Việt Nam. Trong trường hợp tạm dừng để đi thì khóa học tại Mỹ nên là khóa học tiếp nối tại Việt Nam.
Về kết quả học tập. Điểm số trong quá khứ cũng rất quan trọng. Điểm số cao chứng tỏ rằng đây là học sinh xuất sắc. Mà xuất sắc thì dễ được cấp visa. Thử nghĩ xem việc học trong nước nơi mọi thứ quen thuộc, bạn không đạt thành tích tốt thì ra nước ngoài sẽ gặp khó khăn thế nào.
Điều kiện tiếng Anh
Sinh viên Việt Nam ghi danh vào một trường đại học của Mỹ bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh. Chứng chỉ tiếng Anh nhằm mục đích chứng minh trình độ ngôn ngữ.
Chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất được các trường ở Mỹ sử dụng làm tiêu chuẩn Anh ngữ đầu vào đó là chứng chỉ TOCFL. Ngày nay IELTS cũng dần được phổ biến và được sự chấp thuận rộng rãi của các trường đại học Mỹ.
Thử nghĩ xem, trong lớp mọi người nói tiếng Anh, thầy giáo giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên trao đổi nhau bằng tiếng Anh, vậy trình độ tiếng Anh không ổn sinh viên làm sao trao đổi bài với bạn bè, giáo viên?
Trong trường hợp không đủ điều kiện tiếng Anh, học sinh có thể xin visa học khóa ESL trước. Những trường hợp này cần cho thấy việc học hành trước đó nghiêm túc.
- TOEFL từ 70 trở lên được chấp thuận vào các trường cao đẳng
- TOEFL từ 79 trở lên được chấp thuận vào các trường đại học
Điều kiện logic quá trình học tập
Chứng chỉ đầu vào bậc đại học
Đầu vào cao đẳng. Thông thường các trường cao đẳng không yêu cầu sinh viên quốc tế phải có chứng chỉ đầu.
Đầu vào đại học. Các trường đại học Mỹ sử dụng chứng chỉ SAT hoặc ACT để làm cơ sở ghi danh đầu vào bậc đại học.
Đầu vào thạc sĩ. Tương tự như bậc đại học, sinh viên cần phải có chứng chỉ để đầu vào thạc sĩ. GMAT dùng để vào học thạc sĩ quản trị kinh doanh. GRE dùng để làm đầu vào khối ngành kỹ thuật. Những trường Y, Luật ở Mỹ có chứng chỉ riêng.
Chuyển tiếp đại học. Những người chưa đủ điều kiện vào học đại học, chưa có SAT/ACT hoặc tiếng Anh chưa đủ, có thể theo học chương trình chuyển tiếp. Chương trình này được thiết kế vừa đào tạo kiến thức ngành, vừa giúp cải thiện tiếng Anh trước khi bắt đầu vào khóa học chính.
Bằng chứng ghi danh nhập học (I-20)
Trước khi đi phỏng vấn sinh viên cần phải có bằng chứng ghi danh vào một cơ sở giáo dục tại Mỹ. Bằng chứng này là giấy tờ xác nhận sinh viên được trường dành một chỗ để theo học.
- Sinh viên theo học các chương trình trung học, đại học và sau đại học thư mời nhập học đó là I-20.
- Sinh viên đi các chương trình trao đổi ngắn hạn đó là I-2019.
Ngoài bằng chứng, sinh viên cần phải có thêm giấy xác nhận đã đóng một phần hoặc toàn bộ học phí một học kỳ/ năm học tại Mỹ.
Kế hoạch học tập và nghề nghiệp sau này
Để du học thành công, bạn cần phải có kế hoạch. Đi du học
Điều kiện tài chính
Học phí từng nhóm trường: Sau khi kết thúc trung học phổ thông, sinh viên Mỹ có thể lựa chọn theo học tại trường cao đẳng 2 năm hoặc trường đại học 4 năm.
- Nhóm học phí thấp: Dưới $20,000 USD/năm
- Nhóm học phí trung bình: $20,000 – 40,000 USD/năm
- Nhóm học phí cao: Trên $40,000 USD/năm
Các trường cao đẳng hầu hết đều là trường công lập, học phí từ $5,000 – 10,000 USD/ năm.
Các trường đại học 4 năm có học phí cao hơn học phí bậc cao đẳng. Bậc đại học tại các trường công lập học phí trung bình khoảng $26,290 USD/ năm. Bậc đại học tại các trường tư học phí trung bình khoảng $35,830 USD/ năm.
Tổng học phí và chi phí sinh hoạt:
Hạng mục | Cao đẳng 2 năm | Đại học công lập 4 năm | Đại học tư thục 4 năm |
Học phí và chi phí học tập trung bình | $3,660 | $26,290 | $35,830 |
Tiền phòng và ăn uống | $8,660 | $11,140 | $12,680 |
Tổng cộng (mỗi năm) | $12,320 | $37,430 | $48,510 |
Chi phí sinh hoạt ở Mỹ rất đắt đỏ. Tùy theo nơi sinh viên theo học, chi phí dao động từ $9,000 – $15,000 USD/ năm.
Cộng thêm tiền đi lại và các phí chi tiêu khác, mỗi năm du học Mỹ tốn khoảng:
- Cao đẳng cộng đồng: $17,930 USD
- Đại học công lập: $41,950 USD
- Đại học tư thục: $52,500 USD
Về chứng minh tài chính. Chứng minh tài chính là chứng minh nguồn thu nhập. Khi phỏng vấn du học Mỹ viên chức lãnh sự thường hỏi câu “bố mẹ làm nghề gì?” để đánh giá nguồn tài chính của học sinh.
Học sinh cần giải trình hợp lý và đưa ra các bằng chứng theo yêu cầu như:
- Giấy tờ sở hữu nhà đất
- Hợp đồng cho thuê nhà đất
- Giấy tờ chứng minh công việc của bố mẹ, thư xác nhận của giám đốc, hợp đồng lao động, phiếu lương,…
- Giấy tờ góp vốn làm ăn, cổ phần trong doanh nghiệp
- Tất cả giấy tờ khác thể hiện nguồn thu nhập cho gia đình.
Tiếp theo…
Chuẩn đi du học là một quá trình dài mất nhiều tháng hoặc nhiều năm. Đặc biệt như du học Mỹ, tiếng Anh tốt, điểm học tập đẹp thôi chưa đủ mà còn phải có tài chính vững. Quá trình làm hồ sơ trải qua nhiều khâu, mỗi khâu cần thiết phải có người đồng hành kinh nghiệm hỗ trợ.
Người đồng hành kinh nghiệm sẽ phát hiện hồ sơ của bạn mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào, để từ đó hướng dẫn bạn đạt được mục tiêu visa ngay trong lần đầu tiên phỏng vấn.