Cuộc Sống Úc – Không Phải Màu Hồng

Cuộc sống Úc không phải toàn màu hồng. Nước Úc không phải là ước mơ nhưng là nơi để mọi người thực hiện ước mơ của mình.
Ai đi qua xứ này 1 thời gian, quen nước quen cái, chơi với nhà giàu (Bank) rồi cũng thấy khó thở. Nước Úc (và nước Mỹ) không phải là thiên đàng. Cái mà mình hưởng thụ ở đây là môi trường trong sạch, 1 cuộc sống bận rộn nhưng đầu óc thanh thản.
Ở cái nước Úc này ai cũng có nhà, cũng có xe hơi. Anh giàu anh có xe Mec, BMW. Tui nghèo tui chạy xe Toyota, Hyundai… đời cũ. Anh nghèo và anh giàu cùng học 1 trường (trừ trường Grammar nghe). Anh giàu thì kệ anh, ra đường anh cũng phải nhường tui… chả ai có quyền xúc phạm mình. Nước Úc chả hợp với ai quen thói chủ tớ, coi việc hành hạ, nhục mạ người khác là thú vui, hay để làm giàu.
Hai năm nay kinh tế Úc, vốn phụ thuộc nhiều vào khai khoáng, bị suy giảm do nhu cầu tiêu thụ kim loại, quặng mỏ… giảm trên toàn thế giới. Giá nhân công cao, chi phí vận chuyển cao do đất rộng mà người ít, do thị trường nhỏ… làm cho việc làm ăn kinh doanh ở Úc trở nên rất khó khan. Các cơ sở làm ăn nhỏ bị đóng cửa, nhất là ở ngành sản xuất hàng tiêu dung. Các công ty lớn thì giảm quy mô. Mining thì cắt giảm nhân sự, hoãn triển khai dự án. Chính phủ của Đảng Bảo thủ lên nắm quyền gia tăng các biện pháp thắt lưng buột bụng, sa thải nhiều nhân viên chính phủ… Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là cao nhất trong 10 năm gần đây.
Sống ở nước Úc không còn là một bức tranh mà nhiều thành viên WTT ca tụng ở cái thời cao trào của nó. Giờ đây ai cũng phải vắt chân lên cổ chạy để kiếm cơm, người có việc thì lo mất, người mất việc thì lo làm cái khác để kiếm cơm. Nói thế để các bạn mon men sang đang có tinh thần để chuẩn bị.
Các bạn sẽ thấy tương lai nước Úc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nước Úc ỷ lại vào nguồn tài nguyên giàu có, chỉ đào đất lấy tài nguyên rồi bán cho Trung Quốc lấy tiền. Họ không chú trọng phát triển nguồn nhân lực trí tuệ. Bạn thấy rằng thợ mỏ, thợ xây,… gọi là trademan lương cao ngất ngưởng trong khi teacher lương chỉ có khoàng 50-60k, professor ở trường ĐH cũng chỉ có khoảng 70-80k. Nước Úc sẽ phải trả giá khá đắt trong tương lai. (Bản thân mình học ngày học đêm để có tấm bằng loại tốt, sau đó ráng cày thêm bằng PhD, lúc đó cũng chỉ nghĩ là mình thích làm research nên cứ học, chẳng nghĩ sâu xa đến lương mình sẽ kiếm được bao nhiêu. Giờ trong tay có bằng PhD nhưng lại đi làm việc ở lãnh vực khác, lương thì bằng 1/2 so với anh mình đang làm contractor cho Australian Post (ko cần có bằng cấp gì hết)).
Theo kinh nghiệm của mình, không nên học cao lắm ở đây, học cao nhất là đến degree là OK rồi, càng học cao càng khó xin việc. Học Tafe là ổn nhất.
Thống kê lượng thanh niên nhập cư có tay nghề bỏ nước Úc để đi làm ở khắp nơi rất đáng chú ý. Nó phản ánh tình trạng phát triển thiếu bền vững của Úc, nhất là ở lĩnh vực high tech. Có rất nhiều người Úc đang đi làm ở Middle East, EU, US, Canada, Singapore, China…
Mặc dù vậy, cuộc sống vẫn trôi đi. Úc đang đón hàng ngàn, hàng vạn di dân có tiền từ China, India, Malaysia… họ vẫn thấy 1 tương lại tươi sang ở Úc. Và tôi cũng như vậy, mặc dù tôi đang cân nhắc 1 công việc ở một nước khác. Nhưng tôi vẫn xem Úc là nhà của tôi và các con tôi. Nơi mà chúng tôi thật sự là những con Người với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của con Người văn minh.
Cuối cùng, tôi có lời khuyên nhỏ với các bạn đang tìm cơ hội ra đi. Ở đâu cũng thế, cũng phải đấu tranh cật lực để tồn tại. Các bạn muốn ra đi thì phải chuẩn bị cho mình thật kỹ, về tiếng Anh (tối quan trọng), kiến thức xã hội, nghề nghiệp và cả tài chính. Bỏ 1 khoản tiền lớn rồi sang đây không tìm được việc, cuối cùng bạn cũng sẽ bế tắc. Thời đại này, internet đã thay đổi mọi thứ. Nếu các bạn chăm chỉ tìm kiếm (Google) thì các bạn sẽ save được khối tiền cho LS hay agent, những người nhiều lúc chỉ hiểu biết hơn bạn 1 tý. Có tý tiền mang theo, bạn sẽ có 1 khởi điểm tốt hơn.
Một điều đáng nói nữa là Úc và các nước tư bản nói chung, không phải là ước mơ nhưng là nơi để mọi người thực hiện ước mơ của mình, là nơi để mình được là chính mình.