Top Trường Đại Học Trên Thế Giới – Nên Tin Bảng Xếp Hạng Nào?

Bảng xếp hạng các trường top trên thế giới (university ranking) là thứ hạng của đại học được sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau để du học sinh dễ dàng đưa ra quyết định chọn trường.
Theo Wiki, hiện nay trên thế giới có khoảng 23 bảng xếp hạng (BHX) chỉ dùng để xắp xếp thứ hạng của các trường đại học. Ngoài 3 BXH uy tín nhất là Times Higher Education (THE), QS World University Rankings (QS) và Academic Ranking of World Universities (ARWU), còn có U.S News Ranking hay Eduniversal…
Nhưng với vô vàn những BXH như vậy thì làm bạn biết tin vào cái nào và tại sao? Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Ngân sẽ cung cấp thông tin về 3 bảng xếp hạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay và đặc điểm riêng của từng BXH để bạn dễ dàng ra quyết định hơn.
3 tổ chức xếp hạng đại học có uy tín của thế giới mà khi đi du học nhất định các bạn phải biết đó là THE, ARWU và QS.
Bảng xếp hạng THE, QS và ARWU
Times Higher Education (THE) là bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới danh giá nhất hiện nay được tực hiện bởi tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh). Từ 2004 – 2009 THE hợp tác với Quacquarelli Symonds (QS). Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí Times Higher Education đã ngưng hợp tác với QS và tạo ra phương pháp đánh giá mới, với sự hợp tác của Thomson Reuters.
Sau khi ngừng hợp tác với THE từ 2009, Quacquarelli Symonds (QS) vẫn giữ nguyên cách đánh giá cũ và tự xây dựng nên QS World University Rankings cũng hướng tới ấn phẩm hàng năm về bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu thế giới. Bảng xếp hạng QS được nhiều công ty du học Việt Nam sử dụng nhất vì nó khá là ưu ái cho khu vực Châu Á (có bảng xếp hạng riêng dành cho cá trường đại học ở Asian) và bên cạnh bảng xếp hạng top trường theo môn học.
Academic Ranking of World Universities – (ARWU) là bảng xếp hạng học thuật danh giá do Đại học Giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University) tổ chức đánh giá. Cách xếp hạng này chủ yếu dựa vào đánh giá học thuật của các trường đại học.
Top 500 trường đại học hàng đầu thế giới của 3 BXH có khác nhau
Các bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất trên thế giới như THE, ARWU và QS đều có sự khác nhau về cách tính điểm / tiêu chí nên trường MIT là có thể top 1 ở bảng xếp hạng QS nhưng là top 5 ở bảng xếp hạng THE. Rõ ràng là có sự khác nhau về top.
Bảng xếp hạng QS
Đánh giá một trường đại học rơi vào top với 6 nhóm chỉ số chính
- Danh tiếng học thuật (chiếm 40% tổng số điểm): dựa trên cuộc khảo sát toàn cầu, trong đó các học giả sẽ được hỏi họ nghĩ trường nào hoạt động tốt nhất trong lãnh vực chuyên môn của mình;
- Danh tiếng từ người sử dụng lao động employer reputation (10%) cũng dựa trên cuộc khảo sát toàn cầu, trong đó những người chủ được hỏi họ nghĩ trường nào cho ra lò người tốt nghiệp giỏi nhất;
- Số lần trích dẫn nghiên cứu/cán bộ giảng dạy (20%), dựa trên dữ liệu nghiên cứu và trích dẫn lớn nhất thế giới Scopus.
- Tỷ lệ sinh viên-giảng viên (chiếm 20%)
- Tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%)
- Tỷ lệ sinh viên quốc tế (5%).
Bảng xếp hạng THE
Được bình chọn dựa trên 13 tiêu chí chia thành 5 chỉ số chính là:
- Giảng dạy (chiếm 30%, trong đó có tiêu chí danh tiếng học thuật chiếm 15%, dựa trên khảo sát)
- Nghiên cứu (30%, gồm số lượng, thu nhập, danh tiếng, trong đó tiêu chí danh tiếng chiếm 18%, dựa trên khảo sát)
- Tầm ảnh hưởng nghiên cứu (chiếm 30%, dựa trên số lần công trình nghiên cứu của trường được học giả toàn cầu trích dẫn)
- Triển vọng quốc tế (gồm có tỷ lệ sinh viên trong và ngoài nước, tỷ lệ giảng viên trong và ngoài nước và hợp tác quốc tế, chiếm 7,5%)
- Chuyển giao kiến thức (2,5%, dựa trên thu nhập của trường từ việc bán nghiên cứu cho các doanh nghiệp).
Bảng xếp hạng học thuật ARWU
- Chất lượng đào tạo (chiếm 10% điểm), được đo bằng số cựu sinh viên đoạt giải Nobel và huy chương Field;
- Chất lượng cán bộ đào tạo (40% điểm), được đo bằng số cán bộ đoạt giải Nobel và huy chương và số nhà nghiên cứu được trích dẫn cao trong 21 danh mục chủ đề phổ biến;
- Nghiên cứu (40%), được đo bằng số công trình nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Nature and Science và được ghi vào Danh mục trích dẫn khoa học mở rộng và Danh mục trích dẫn khoa học xã hội;
- Hoạt động học thuật bình quân đầu người (chiếm 10%), được tính bằng cách tổng số điểm của 3 tiêu chí trên chia cho số lượng cán bộ đào tạo cơ hữu của một trường.
Nên chọn trường đại học dựa vào bảng xếp hạng nào?
Đối với QS ranking, có thể nói rằng phương pháp đánh giá và xếp hạng của QS là dựa vào kết quả điều tra xã hội hơn là những thước đo khách quan như năng suất khoa học. Nhưng QS có vẻ thực tế hơn các nhóm đánh giá khác, vì họ chú ý đến cả hai khía cạnh của một đại học, đó là sự danh tiếng trong khoa học và hữu dụng cho kĩ ngh. Cụ thể là bảng xếp hạng QS chừa nhiều “đất” cho tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ giảng viên trên số sinh viên, và mức độ đánh giá của nhà tuyển dụng (yếu tố cực kỳ quan trọng và khá là tricky)… Đây là những chỉ số quan trọng với một người học sinh sắp đi học và đang băn khoăn giữa 2 trường. Chính vì vậy QS raking phù hợp với những bạn không có có kế hoạch học lên cao (sau đại học) mà đi thẳng vào thị trường việc làm sau khi học xong đại học. Bảng xếp hạng QS cũng nhấn mạnh về chất lượng giảng dạy – đã đi học thì tất nhiên đây là điều mà du học sinh nào cũng quan tâm rồi.
Ngược lại đối với bảng xếp hạng THE khi đặt trọng số cao hơn ở các tiêu chí về research so với trải nghiệm của sinh viên (student experience). THE Ranking sẽ phù hợp hơn với những bạn có ý định học thạc sĩ, tiến sĩ hoặc chưa có biết có học thạc sĩ (Master / MBA) các thứ. Nói như vậy không có nghĩa là top 500 trường của bảng xếp hạng THE không quan tâm tới giảng dạy. Thực tế thì THE vẫn dành 30 điểm cho Teaching, nhưng vì đồng thời BHX này cũng dành 30 điểm cho Research và như vậy dẫn đến việc dành ít “đất” cho student experience. Việc thực hiện nhiều Reseach không chỉ dành cho dân học cao học (Postgraduate) mà các bạn học đại học (Undergraduate) cũng vẫn cực kỳ hữu ích.
Khác hoàn toàn với 2 BHX trước, ARWU Ranking tính điểm hoàn toàn dựa trên Research và đánh trọng số chỉ bằng 0 dành cho yếu tố student experience. Bảng xếp hạng trường top thuần dựa trên research này chỉ phù hợp khi học lên tiến sĩ (PhDs) và sau tiến sĩ (postdocs) đã nằm trong kế hoạch của bạn.
Trong top 100 trường đại học hàng đầu thế giới sự khác giau giữa số 50 và 100 không có gì quá lớn. Tức là nếu 2 trường bạn đang băn khoăn ở vị trí 51 và 81 thì bạn nên có thêm những yếu tố khác như University Rankings by Area (xếp hạng theo khu vực) hay University Ranking by Subject (xếp hạng theo môn học) để có quyết định chính xác. Tức là nếu cả 2 trường cùng có vị trí trong work ranking, thì trường nào có ranking cao hơn về Subject thì bạn định học thì nên chọn trường đó.
Cân nhắc bảng xếp hạng trong việc chọn trường đại học khi du học
Tất cả các bảng xếp hạng trường đại học top 200 hay 500 thế giới đều có những điểm cộng và điểm trừ riêng. Việc của người sắp đi học là hiểu rõ các tiêu chí đánh giá từ đó nhìn nhận được đặc điểm của mỗi BHX và xem mình có phù hợp với nó không. Ví dụ như các trường đại học ở Singapore thì không có nhiều trường được xếp hạng vì chủ yếu đó là các tổ chức giáo dục tư thục. Nếu bạn coi ranking là yếu tố quan trọng nhất với mình thì có thể cân nhắc du học Úc hoặc Canada.
Xem thêm: Top 10 Các Trường Đại Học Úc Theo Bảng Xếp Hạng QS 2018
Khi nói đến bảng xếp hạng các trường, chúng ta nên xem xét yếu tố này ở một mức độ ưu tiên vừa đủ để không bị các yếu tố về ranking chi phối quá sâu vào quyết định của mình. Bởi vì “Trò chơi xếp hạng là trò chơi “risky”. Đó là trò chơi của kẻ mạnh, kẻ giàu, và ở đó – cũng giống như quy luật khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản – tiền và quyền lực được sử dụng để tái tạo và bảo toàn tiền và quyền lực.
Tất nhiên cho tới thời điểm nay, Ngân không hề phủ nhận mức độ hữu ích của bảng xếp hạng các trường đại học. Vì chúng tạo ra các chuẩn và vẫn đang ngày đêm bảo về chuẩn của riêng mình – cái mà thà có còn hơn không với đủ các loại trường đại học với tên gọi là Tổ chức giáo dục đang được lập ra với mục đích kinh doanh nhiều hơn đào tạo như hiện nay.
Bạn có thể đọc thêm bài viết kinh nghiệm du học Singapore từ chia sẻ của phụ huynh để có thêm những góc nhìn mới trong việc đi học nước ngoài.